Tin đăng vào lúc 11:11 03-04-2020, được duyệt bởi Dương Trịnh

Biện pháp chống thấm nhà vệ sinh

Giá: 1.000đ

I. Các kiểu nhà vệ sinh hiện tại

1. Nhà vệ sinh sàn âm:

Được hiểu là các nhà vệ sinh sử dụng các kiểu thiết kế cũ mà ở đó toàn bộ hệ ống cấp nước và ống thoát nước đi nổi trên mặt sàn và sẽ chạy về hộp kỹ thuật. Việc chống thấm cho khu vực này khó hơn bình thường vì vướng các thiết bị, khó thao tác. Nếu chỉ chống thấm một lớp có thể sẽ gây tích nước, lâu ngày sử dụng sẽ gây thấm.

2. Nhà vệ sinh sàn dương: 

Là các kiểu thiết kế mới mà ở đó tất cả các ống kỹ thuật bảo gồm cả ống cấp và ống thoát đều đi xuyên sàn. Việc này sẽ giúp cho việc chống thấm tổng thể cho WC trở nên đơn giản hơn.2. Cấu tạo cơ bản các lớp chống thấm và lớp hoàn thiện nhà vệ sinh

II. Biện pháp thi công cơ bản chung nhất cho các vật liệu chống thấm khác nhau 

1. Xử lý cổ ống:

Việc chống thấm các cổ ống tại vị trí xuyên sàn là một trong những việc quan trọng nhất trong quy trình chống thấm nhà vệ sinh.Vật tư cần có: Thanh trương nở ( nên dùng Sika Swellstop II) Vữa không co ngót ( nên dùng Sikagrout 214-11). Phu gia liên kết bê tông ( nên dùng Sika Latex TH)Thực hiện:Đục tẩy rộng quanh miệng ống rộng tối thiểu 3-5m, sâu xuống tối thiểu 5-7cm. Ghép cốp pha đáy được kín khít. Quấn băng trương nở tại ví trí cách mặt sàn tối thiểu 5cm để đảm bảo lớp bảo vệ tối thiểu. Quét phụ gia liên kết lên bề mặt cần kết nối. Đổ vữa không co ngót bù lại phần bê tông đã đục đi, cần dưỡng ẩm để tránh nứt tại đây.

2. Xử lý hộp kỹ thuật

Việc xử lý hộp kỹ thuật cũng là việc rất cần thiết. Về quy trình chống thấm hộp kỹ thuật tương tự như xử lý cổ ống. Tuy nhiên khi thực hiện cần lưu ý. Hộp kỹ thuật bao gồm rất nhiều ống và bó ống, việc quấn thanh trương nở cần quấn chi tiết cho từng cái ống một, các ống quá sát nhau cần phải được tách để dễ thi công một mặt cũng giúp vữa dễ dàng chảy vào kẽ các ống với nhau. Nếu trong hộp kỹ thuật có các ống mềm như ống bọc bảo ôn điều hòa, ống gen điện, dây điện... thì cần gom lại cho vào một ống cứng tại vị trí đi qua hộp kỹ thuật giao với sàn bê tông.

3. Vệ sinh bề mặt

Bề mặt cần được vệ sinh thật sạch sẽ bằng các biện pháp cơ học: dùng búa bằm, máy mài, mày trà sàn, thổi bụi và hút bụi sạch sẽ.Các ví trí khuyết tật, bọng rỗng cần được trám vá bằng vữa sửa chữa hoặc vữa có sử dụng phụ gia chống thấm.

4. Xử lý chống thấm và gia cố góc chân tường.

Việc gia cố góc chân tường là việc cần thiết. Tại sao vây? Vị trí này là vị trí tiếp nối giữa sàn và tường nên thường xảy ra hiện tượng tách lớp. Vậy xử lý nó nhử thế nàoTrám vuốt góc, taluy chân tường sao cho nhẵn mịn không có vết gợn bay. Với các vật liệu dạng lỏng kết hợp với các dạng lưới gia cố góc quét dán lưới tại vị trí này để chống thấm nứt và thấm tại chân tường. Với các dạng màng chống thấm cũng cắt các tấm rộng từ 15-20cm dán gia cố dọc chân tường.

5. Thi công chống thấm sàn vệ sinh:

a. VỚI VỆ SINH SÀN DƯƠNG: Tiến hành thi công chống thấm tổng thể cho sàn và tường nhà vệ sinh. Với các vật liệu chống thấm dạng lỏng thi công dạng lăn phun quét, chú ý làm đúng hướng dẫn trong tài liệu kỹ thuật của nhà sản xuất, đủ định mức, đủ định lượng, đủ số lớp, tuân thủ thời gian chờ khô giữa các lớp cần thi công.Với các vật liệu chống thấm dạng màng ( tấm trải chống thấm) cả dạng khò nóng lẫn màng tự dính, khi thi công cần chú ý đảm bảo việc chồng mí giữa các tấm tối thiểu 10cm. Cần xử lý díp mí độc lâp cho từng tấm khi dán xong ( díp mí 4 cạnh). 

b. VỚI NHÀ VỆ SINH SÀN ÂM: Việc thi công chống thấm hoàn toàn tương tự như khi làm cho sàn dương. Điểm cần lưu ý là ở đây là nên sử dụng biện pháp chống thấm hai lớp.Lớp chống thấm nhất là thi công trực tiếp trên lớp bê tông sàn vệ sinh.Lớp thứ 2 thi công trên sàn vệ sinh đã được tôn nền. Vật liệu tôn nền nên chọn là bê tông cốt liệu nhỏ ( bê tông đá MI ) hoặc vữa xi măng cát vàng. Không nên sử dụng cát hoặc tận dụng phế thải để tôn nền, việc này có thể làm tích nước gây thấm sau này.Ở lớp thi công thứ nhất nên ưu tiên sử dụng các vật liệu chống thấm dạng màng lỏng thi công với hình thức lăn, phun , quét. Không nên sử dụng vật liệu dạng tấm trải vì trong điều kiện vướng mặt bằng ( ống nằm ngang sàn ) rất khó cho việc thi công cũng như bảo vệ hệ ống này khi gia nhiệt ( khò ) dán màng.

6.Nghiệm thu và thử nước.

Việc nghiệm thu sản phẩm là việc cần thiết để có sản phẩm phù hợp với mục đích sử dụng và chất lượng đạt yêu cầu. Nghiệm thu bắt đầu từ việc nghiệm thu vật liệu đầu vào trước khi đưa vào sử dụng. Công tác này cần tuân thủ tiêu chuẩn cơ sở của nhà sản xuất được áp dụng cũng như các quy chuẩn hiện hành đang áp dụng tại Việt Nam. Tham khảo TCVN 9067-1: 2012 - Tấm trải chống thấm trên cơ sở bitum biến tính.Ngoài việc nghiệm thu vật liêu công đoạn quan trọng nhất cần được thực hiện là việc ngâm thử nước. Việc này cũng cần tuân thủ các tiêu chuẩn được quy định trong tiêu chuẩn cơ sở của nhà sản xuất ( thường sẽ được công bố trong Catalogue) và các TCVN liên quan. Thời gian ngâm thử nước thông thường ít nhất là 48h.3h> Cán vữa bảo vệ và thi công hoàn thiện ốp lát.Việc cán vữa bảo vệ cần thực hiện ngay khi việc thử nước hoàn tất tránh việc đi lại liên tục hoặc thi công các hạng mục khác làm hư hai lớp chống thấm đã hoàn thiện.Việc cán vữa bảo vệ nên cán hoàn thiện luôn sau đó chỉ cần dán gạch luôn mà không nên cán làm nhiều lần. Cán vữa cần đảm bảo luôn về độ dốc tối thiểu, thông thường là 0.5% về vị trí thu nước sàn. Vữa cán nên sử dụng thêm các dạng phụ gia trộn vữa để tăng các tính năng thi công và tăng khả năng chống thấm. Xem thêm về cấp phối vữa trộn tại đây. Việc thi công ốp lát cần sử dụng thêm keo dán gạch và keo trà ron để đảm bảo tăng cường khả năng bám dính, khả năng chống thấm.

Đơn vị thi công có năng lực chúng tôi biết ThợTốt.vn 

Mới
Địa chỉ người đăng tin
Linh đàm
Share thông tin

Chợ xây dựng RẤT HÂN HẠNH ĐƯỢC PHỤC VỤ QUÝ KHÁCH !

Các biện pháp thi công
0849357666
Biện pháp chống thấm nhà vệ sinh
Văn Phòng Đại Diện
Choxaydung.net
Tầng 6A, Diamond Flower Tower, 48 Lê Văn Lương, Thanh Xuân , TP.Hà Nội
P: 0849357666- 0844212888
Email
choxaydung@gmail.com
Link Facebook